Blog

Như thế nào là thực phẩm không chứa gluten?

Có rất nhiều người trong chúng ta chưa hề nghe nói về “gluten” và người đã nghe qua thì tự hỏi Gluten là gì và tại sao thị trường các thực phẩm không chứa gluten ngày càng phát triển. Tại sao một loại protein trong lúa mạch, lúa mì … lại trở thành kẻ thù cho sức khỏe ?

 

Gluten là hỗn hợp gồm 2 protein là gliadin và glutenin có trong lúa mì, yến mạch và lúa mạch giúp tạo nên những mẻ bột dẻo và sánh để làm bánh. Các chất này liên kết với tinh bột mang lại độ dẻo cho bột làm bánh. Bột này khi trộn với đường và chất lên men, khí CO2 sẽ làm bột bánh phồng lên. Quá trình nướng làm gluten kết tụ và cố định hình dạng cuối cùng của bánh.

Tại sao cần dùng thực phẩm không chứa gluten?

Khoảng 10% dân số mắc bệnh nhạy cảm với gluten (còn gọi là không dung nạp gluten), bao gồm cả bệnh celiac trong đó gluten có tác dụng xấu đối với cơ thể.

Đối với những người bị bệnh celiac, thì gluten là vấn đề sinh tử. Họ chỉ cần ăn 1 lượng nhỏ gluten, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công vào ruột non và ngăn ngừa sự hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và đe dọa đến tính mạng.

Những người bị dị ứng (hay không dung nạp) gluten thì sẽ có các triệu chứng khác nhau như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, nôn mửa, chóng mặt, kích ứng da, mệt mỏi, chuột rút và trầm cảm.

Tại sao ngày càng nhiều người hướng đến thực phẩm không chứa gluten?

Một trong những lý do mà ngày càng nhiều chúng ta nghe tới gluten vì tỷ lệ của 2 bệnh celiac và không dung nạp gluten liên tục tăng. Một nghiên cứu gần đây xác định rằng tỷ lệ mắc bệnh celiac đã tăng gấp 4 lần trong 50 năm qua. Một trong những lý do cho việc tăng trưởng quá mức này đó là do sự lạm dụng gluten.

Giáo sư Eric Esailian, phó giám đốc khoa tiêu hóa, trường đại học Y Dược California cho biết “nếu như trước đây gluten chỉ được tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc ngũ cốc, thì ngày nay gluten có mặt trong vô số các sản phẩm khác nhau như mỹ phẩm, dược phẩm ví dụ như son môi, kem đánh răng, viên uống bổ sung vitamin sử dụng gluten làm chất tạo độ đặc. Cộng với việc các loại ngũ cốc ngày nay được biến đổi gen sinh học để tăng năng suất, kháng côn trùng … và làm cho hàm lượng gluten tự nhiên trong ngũ cốc gia tăng đáng kể.

Gluten có thể ảnh hưởng tất cả các cơ quan nội tạng (bao gồm cả não bộ, tim và thận), hệ thống thần kinh, tâm trạng, hoạt động miễn dịch, hệ thống tiêu hóa và cả hệ thống gân xương.

 Theo một bài viết tổng hợp trên New England Journal of Medicine (Tạp chí y học New England), việc ăn gluten có thể dẫn tới 55 căn bệnh khác nhau bao gồm: bệnh loãng xương, bệnh kích thích đường ruột, bệnh viêm tấy đường ruột, bệnh thiếu máu, ung thư, mệt mỏi mãn tính, viêm loét, viêm khớp, lupus, đa xơ cứng , các bệnh về thần kinh và tâm thần như lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt, suy giảm trí nhớ, đau nửa đầu, động kinh và tự kỷ.

Các nhà khoa học chứng minh trẻ tự kỷ rất nhạy cảm với gluten. Một chế độ ăn thực phẩm không chứa gluten có thể giúp trẻ em bị mắc chứng tự kỷ cải thiện được một số triệu chứng nhất định như về nói hay giao tiếp xã hội.

Tuy nhiên không phải nhà sản xuất nào cũng ghi rõ trên bao bì về sự hiện diện gluten, vì vậy để bảo vệ chính mình bạn nên chọn sản phẩm có ghi rõ thực phẩm không chứa gluten hay “gluten free”.